​GIỚI THIỆU CHUNG UBND xã Bình minh

 

1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đội Biệt động Thị xã Tây Ninh đã đóng quân ở nhiều nơi nhưng Giồng Cà là đội đứng chân lâu nhất (1970-1975), làm bàn đạp tiến công vào Thị xã để diệt ác phá kiềm. Vì đây là khu rừng rậm rạp lại là vùng ven, đó là yếu tố thuận lợi cho việc che giấu lực lượng về lâu về dài, với những điều kiện đó Giồng Cà trở thành "Căn cứ Biệt động Thị xã".

Năm 1960, quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương, Thị ủy với các tổ chức cơ sở của mình đã khẩn trương phát động quần chúng xây dựng lực lượng thanh niên. Trên tinh thần đó, Thị ủy đã thành lập ra Ban quân sự đồng thời thành lập đội "Cảm tử quân" với 15 đội viên, đây chính là thế hệ thứ nhất, tiền thân của "Đội Biệt động Thị xã" sau này.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đội Biệt động Thị xã Tây Ninh luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng giai đoạn, từ căn cứ đến vùng tranh chấp, từ vùng tạm chiếm đến Thị xã, đâu đâu cũng có cán bộ, chiến sĩ, Đội Biệt động ngày đêm bám trụ, bám địa bàn, diệt ác phá kiềm, phá ấp chiến lược, vận động nhân dân phá ấp chính trị, đánh vào các đồn bót, trụ sở trọng điểm của địch. Từ đó làm thất bại nhiều hoạt động do thám, gián điệp của địch đánh vào căn cứ, mở rộng vùng giải phóng, vùng tranh chấp, bảo vệ đồng bào, bảo vệ căn cứ.

Năm 1961, nhằm nâng cao lực lượng chiến đấu trong tình hình mới, Thị ủy đã đổi tên "Đội Quyết tử" thành "Đội Vũ trang tuyên truyền" do đồng chí Hai Can làm đội trưởng.

Đội Vũ trang tuyên truyền sau khi được bổ sung lực lượng trang bị thêm vũ khí, Đội đã tổ chức nhiều trận tập kích bất ngờ, những trận đánh thọc sâu vào hàng ngũ của địch khiến chúng hoang mang lo sợ, rối loạn hàng ngũ. Tiêu biểu như trận đánh ngày 17/3/1973, đội vũ trang đã tập kích vào trung tâm chiêu hồi diệt 39 tên, bắt sống toàn bộ đội biệt kích đóng ở Quán Cơm, diệt tên Năm Túc, Trưởng ấp Thái Vĩnh Đông, tên Ngộ Trưởng ấp Bình Đông… các trận đánh trên đã làm nức lòng dân Thị xã, tạo tiền đề cho những trận đánh sau này.

Đầu năm 1968 thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy để tăng cường các hoạt động diệt ác, phá kiềm trong nội ô Thị xã và chuẩn bị cho cuộc tấn công lớn, Thị ủy quyết định thành lập "Tiểu đội Biệt động nữ Thị xã" trực thuộc C2/45. Đội do đồng chí Lê Thị Hai làm đội trưởng và đồng chí Huỳnh Thị Bình chính trị viên. Tiểu đội này hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Ba Liên – Thị đội trưởng. Đội có nhiệm vụ bám địa bàn, xây dựng cơ sở vũ trang, tuyên truyền diệt ác.

Đội nữ Biệt động từ khi thành lập đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, nhiều lần đột nhập vào ấp chiến lược, tiêu diệt nhiều tên ác ôn. Đội còn phối hợp với Công an tỉnh, trinh sát của Sư đoàn 9 bám địa bàn… phối hợp với đặc công của Tỉnh đội do đồng chí Song Thao chỉ huy, đánh bót Bình Trung, tiêu diệt 8 tên thu một số súng và mìn…

Đội Biệt động Thị xã Tây Ninh ra đời vừa chiến đấu, vừa trưởng thành theo thời gian của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Dưới ánh sáng của Đảng trong vòng vây ấp ám của nhân dân, Đội Biệt động với chiến thuật "đánh nở hoa trong lòng địch", lối đánh kết hợp nhịp nhàng giữa trong và ngoài, cánh đánh táo bạo, dũng cảm, ở đâu có giặc ở đó có chiến sĩ đội biệt động. Đội Biệt động Thị xã đã trở thành "tấm lá chắn" ngăn chặn, đè bẹp bước chân quân thù.

Tháng 2/1967, trong chiến dịch hành quân Gianxơn-city của địch vào khu căn cứ Bắc Tây Ninh, Đội C2/45 được lệnh nghiên cứu kế hoạch đánh vào trung tâm cố vấn của Mỹ. Sau khi lên kế hoạch, Đội Biệt động Thị xã cùng với hai lực lượng khác là lực lượng vũ trang Châu Thành và du kích xã Thanh Điền đã bất ngờ đánh thẳng vào trung tâm, trận đánh diễn ra chớp nhoáng, chúng không kịp trở tay chống trả. Trận này ta tiêu diệt 14 tên cố vấn Mỹ, thu được một số lượng lớn súng đạn các loại.

Từ ngày 5/5/1968 – 18/6/1968 (Đợt 2 Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968). Đội Biệt động Thị xã đã lấy trung tâm Thị xã làm địa bàn hoạt động, chủ yếu để đánh địch ở hướng Bắc và Tây bắc. Đội đã tổ chức luồn sâu, diệt ác phá kiềm, nhiều trận gây tiếng vang lớn, những trận luồn sâu, diệt ác phá kiềm của Đội Biệt động Thị xã đã thực sự gây hoan mang, dao động trong hàng ngũ địch ở Thị xã Tây Ninh.

Trong năm 1969, diễn ra nhiều trận ác liệt: Tháng 8/1969 Đội nữ Biệt động dùng cối 82 và cối 60 đánh vào dinh Tỉnh trưởng.

Tháng 9/1969 Đội Biệt động Thị xã trên đường đi đánh trung tâm huấn luyện Ngô Tùng Châu, gặp địch tuần tra tại ấp Phú Thái, ta diệt 4 tên, tiếp đó đánh Trung đội cơ động nghĩa quân Thái Hiệp Thạnh trên đường 22, dùng B40 bắn hỏng một xe jeep, diệt 3 tên, bị thương 1 tên.

Tháng 3/1970, Đội Biệt động Thị xã tập kết ở Bàu Bèo, kết hợp với đội đặc công của tỉnh dùng phương pháp bí mật để bố trí trận địa sát lòng địch, dùng 7 trái H12 đặt hẹn giờ. Trận này toàn bộ lữ đoàn dù bị tiêu diệt.

Tháng 1/1971, Đội Biệt động Thị xã kết hợp với bộ phận đặc công của tỉnh tổ chức đánh tiêu diệt bót Bình Trung, 8 tên giặc đền tội, ta thu được 2 súng và 4 mìn định hướng.

Năm 1972, tại căn cứ Giồng Cà, Đội Biệt động đã tổ chức đánh, diệt 12 tên biệt kích Lôi Hổ, Thu  1AK, 1AR- 15, 2 máy PRC-25, 12 ba lô, 2 tên chết tại trận còn lại thoát thân về Tua Hai.

Tháng 2/1975, Đội Biệt động Thị xã đã dũng cảm, mưu trí đánh thiệt hại nặng 2 toán biệt kích dù 81, diệt tại chỗ 1 tên, bị thương 4 tên, mất tích 4 tên khi chúng càn vào căn cứ ta ở Giồng Cà, thu 2 súng AK và AR-15, 2 máy PRC-25 và nhiều đồ dùng quân sự.

- Sau ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Tỉnh Tây Ninh tổ chức thành 7 huyện và 01 thị xã. Trong đó, thị xã Tây Ninh có 3 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3 và 01 xã: xã Bình Minh với diện tích chung là 3.408 ha và 37.724 người dân.

- Thực hiện Nghị định 46/2001/NĐ-CP ngày 10/8/2001 của Chính phủ, Thị xã Tây Ninh được mở rộng địa giới hành chính từ 3 phường 1 xã lên 5 phường 5 xã với diện tích tự nhiên: 13.736,6ha (tăng gấp 4 lần Thị xã cũ) và với 117.328 người dân sinh sống (tăng gấp 4 lần thị xã cũ).​

- Xã Bình Minh, Thị xã Tây Ninh (nay là Thành phố Tây Ninh) được thành lập ngày 26 tháng 9 năm 1983 theo Quyết định của Hội đồng Bộ Trưởng số 93/HĐBT ngày 26/9/1981 về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Tây Ninh.

- Xã Bình Minh được chọn là 01 trong 09 xã điểm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới của tỉnh Tây Ninh. Năm 2014 xã Bình Minh đã được UBND Tỉnh thẩm định đạt xã nông thôn mới và công nhận tại Quyết định số 311/QĐ-UBND, ngày 09/2/2015. UBND xã Bình Minh được điều chỉnh phân loại xã loại 1 theo Quyết định số 3229/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh ngày 29 tháng 12 năm 2020 về việc điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính các xã thuộc Thành phố Tây Ninh.

- Ngày 18/7/2023, xã Bình Minh đã được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký Quyết định số 1472/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuần nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022.

2. Vị trí địa lý xã Bình Minh nằm phía Tây Bắc của Thành phố Tây Ninh cách trung tâm 3,5km, giáp với các đơn vị như sau:

- Phía Bắc giáp xã Trà Vong huyện Tân Biên.

- Phía Nam giáp Phường I.

- Phía Tây giáp xã Đồng Khởi và Thái Bình – Huyện Châu Thành.

- Phía Nam giáp xã Ninh Sơn, xã Tân Bình.

BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH XÃ BÌNH MINH

3. Điều kiện tự nhiên

Xã Bình Minh có diện tích tự nhiên 1.939,15 ha. Hiện xã có 2.473 hộ với 8.449 nhân khẩu, được chia thành 6 ấp với 75 tổ dân cư tư quản. Cụ thể:

- Ấp Bình Trung có 17 tổ DCTQ với 639 hộ, 2.102 nhân khẩu.

- Ấp Giồng Tre có 14 tổ DCTQ với 449 hộ, 1.528 nhân khẩu.

- Ấp Giồng Cà có 17 tổ DCTQ với 481 hộ, 1.699 nhân khẩu.

- Ấp Bàu Lùn có 10 tổ DCTQ  với 296 hộ, 1.040 nhân khẩu.

- Ấp Kinh Tế có 10 tổ DCTQ với 369 hộ, 1.227 nhân khẩu.

- Ấp Đồng Cỏ Đỏ có 7 tổ DCTQ với 239 hộ, 853 nhân khẩu.

* Về cơ sở giáo dục và y tế:

- Cơ sở giáo dục: Trên địa bàn xã Bình Minh có 04 trường: 01 Trường Mẫu giáo Họa Mi; 02 trường tiểu học gồm Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai ; 01 Trường THCS Nguyễn Văn Linh; 04/4 trường đều duy trì trường đạt chuẩn quốc gia.

Ảnh: Trường Mẫu giáo Họa Mi

Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

Ảnh: Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình

Ảnh: Trường THCS Nguyễn Văn Linh

- Về y tế: xã có 01 Trạm y tế xã duy trì chuẩn quốc gia về y tế.

* Về Tôn giáo, dân tộc:

- Về tôn giáo: Xã Bình Minh có 01 họ đạo Cao Đài xã Bình Minh với 01 Thánh thất Cao đài (tọa lạc ấp Kinh Tế) và 01 Điện thờ phật mẫu (tọa lạc ấp Giồng Tre). Trong đó có 5 chức sắc, có 57 chức việc, 1.678 tín đồ, 05 tổ nghi lễ tại các ấp.

- Về dân tộc: Trên địa bàn xã có 5 dân tộc: Kinh, Khemer, Hoa, Chăm Trong đó dân tộc các dân tộc Khemer, Hoa, Chăm tập sống rãi rác trên địa bàn các ấp Bình Trung, Giồng Tre, Bàu Lùn, Đồng Cỏ Đỏ với 18 hộ. NHìn chung, đời sống các hộ còn nhiều khó khăn, đa số sống bằng làm thuê, làm mướn, không có đất sản xuất.

* Di tích lịch sử - văn hóa: Di tích Lịch sử – Văn hóa Căn cứ Biệt động Thị xã Tây Ninh (nay là Thành phố Tây Ninh)

Ảnh: Khu căn cứ biệt động Thị xã Tây Ninh tọa lạc tại ấp Giồng Cà

4. Điều kiện Kinh tế - Xã hội

* Hạ tầng giao thông nông thôn:

Xã Bình Minh có 4 trục đường giao thông chính đi qua: Đường QL 22B, đường Trần Văn Trà (tỉnh lộ 798 cũ) và Đường số 22 ấp Đồng Cỏ Đỏ và Đường số 23 ấp Giồng Cà.

- Toàn xã có tổng số 94 tuyến đường, bao gồm 04 trục đường chính; 48 tuyến đường ấp, liên ấp; 31 tuyến đường ngõ, xóm; 11 tuyến đường trục chính nội đồng đảm bảo việc đi lại của nhân dân và thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa quanh năm

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ:

Hoạt động sản xuất ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn xã phát triển ổn định, toàn xã có 30 công ty, xí nghiệp; 398 hộ sản xuất kinh doanh cá thể thu hút khoảng 1.688 lao động trong và ngoài địa phương; duy trì chợ đạt chuẩn chợ nông thôn mới và hoạt động ổn định đảm bảo phục vụ nhu cầu trao đổi, mua bán của người dân.

* Nông nghiệp, nông thôn

Hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn với 18 tuyến (01 tuyến kênh cấp 2; 11 tuyến kênh cấp 3, 06 tuyến kênh nội đồng có) với tổng chiều dài 12.881m, 10.470m đã được kiên cố hóa. Hệ thống thủy lợi thường xuyên được nạo vét tạo thông thoáng dòng chảy, đảm bảo nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

 

 

 

 

Đường dây nóng
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
Bản đồ thực thi thể chế
Cổng dữ liệu Quốc gia
Cơ sở dữ liệu Quốc gia
CONG KHAI NGAN SACH
Công báo Chính phủ
cong bao tay ninh
Chuyển đổi số Tây Ninh
Hỏi đáp trực tuyến
Tiếp nhận trả lời phản ánh kiến nghị hành chính
chuyển đổi số
Tiếp nhận 1022
Tra cứu thông tin quy hoạch
Hệ thống đo tốc độ truy cập
gop y du thao
cong khai minh bach
Cổng thông tin điện tử pháp điển
hoc tap va lam theo
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay847
  • Tháng hiện tại41,028
  • Tổng lượt truy cập1,554,953
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây