Trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức thi hành pháp luật

Thứ hai - 14/04/2025 07:41 24 0
Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2025/NĐ-CP về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức thi hành pháp luật
Nghị định này quy định chi tiết khoản 3 Điều 59 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm tổ chức thi hành, theo dõi, sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo, cung cấp thông tin về tổ chức thi hành, theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật (gọi chung là tổ chức thi hành pháp luật).

Nghị định này quy định các biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật gồm: Trình tự xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thi hành, theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; trình tự hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật; thu thập thông tin về thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra công tác tổ chức thi hành pháp luật; trách nhiệm và quản lý nhà nước về công tác tổ chức thi hành pháp luật.

Trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật

Về trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật, Nghị định quy định Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tham mưu về quản lý nhà nước hoặc giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước theo chuyên ngành, lĩnh vực, tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.

Cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thi hành pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công. Tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thi hành pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.

Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương. Cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân các cấp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.

Quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật
Nghị định quy định Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật.

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật; chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật; chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực; phối hợp quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp, báo cáo về tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc; xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật; tổng hợp, báo cáo về tổ chức thi hành pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công; xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.

Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật; chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, Ủy ban nhân dân cấp dưới về tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương; phối hợp quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp, báo cáo về tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương; xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2025.

Tác giả: Tiểu Mi

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
Bản đồ thực thi thể chế
Cổng dữ liệu Quốc gia
Cơ sở dữ liệu Quốc gia
CONG KHAI NGAN SACH
Công báo Chính phủ
cong bao tay ninh
Chuyển đổi số Tây Ninh
Hỏi đáp trực tuyến
Tiếp nhận trả lời phản ánh kiến nghị hành chính
chuyển đổi số
Tiếp nhận 1022
Tra cứu thông tin quy hoạch
Hệ thống đo tốc độ truy cập
gop y du thao
cong khai minh bach
Cổng thông tin điện tử pháp điển
hoc tap va lam theo
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay1,072
  • Tháng hiện tại31,833
  • Tổng lượt truy cập1,804,448
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây